Philstar_02 Sep 2015

  24/11/2018

Made in the Philippines

DEMAND AND SUPPLY By Boo Chanco (The Philippine Star) | Updated September 2, 2015 - 12:00am

Nguyễn Hữu Đường là tuýp nhân vật mà một nước như Philippines nên có. Theo Reuters thuật lại, vị cựu chiến binh mà nay đã là một đại gia này có một lòng yêu nước mãnh liệt, bốn thập niên trước ông từng chiến đấu để bảo vệ tổ quốc trong cuộc chiến tranh chống Mỹ.

Reuters cho biết ông sở hữu nguồn vốn hàng chục triệu đô la trong ngành xây dựng và đang sử dụng khoản tiền này để dành sự độc lập cho nền kinh tế Việt Nam. Ông đang chiến đấu chống lại sự xâm lấn của hàng hóa Trung Quốc.

Vị doanh nhân đi lên từ tay trắng này cho biết nền kinh tế Việt Nam đang bị chèn ép bởi những dòng hàng hóa rẻ, số lượng lớn ồ ạt trị giá nhiều tỉ đô từ Trung Quốc cạnh tranh về giá với các sản phẩm nội địa Việt Nam. Bởi vậy, ông đã triển khai một kế hoạch giải cứu nền kinh tế nhưng đồng thời nói đây không phải một cú đánh nhắm vào Trung Quốc.

Ngài Đường đang ủng hộ các đơn vị khởi nghiệp, thu hút họ với chính sách cho thuê địa điểm kinh doanh tại Trung tâm thương mại V+ tại Hà Nội miễn phí trong 50 năm với điều kiện họ chỉ bán các sản phẩm do Việt Nam sản xuất. Ông đang kêu gọi nhà nước giới thiệu mô hình này trên toàn quốc để ngăn chặn làm sóng đóng cửa của hàng chục ngàn doanh nghiệp mỗi năm và vận động người tiêu dùng sử dụng hàng nội địa.

“Hàng xuất khẩu Trung Quốc vươn ra thế giới với giá cả rất rất thấp và điều này gây áp lực không nhỏ với nền kinh tế và sản xuất Việt Nam. Tôi là một doanh nhân, tôi hiểu vì sao các doanh nghiệp không thể phát triển. Nếu không có những hành động như thế này, doanh nghiệp Việt Nam sẽ biến mất”, ngài Đường nói với Reuters.

Wow! Đây quả thực là một câu chuyện ấm lòng! Nó giải thích tại sao Việt Nam đã đánh bại được một cường quốc thế giới trong cuộc chiến tranh tàn khốc kéo dài. Chủ nghĩa yêu nước và lòng yêu nước như vậy quả thật khó tìm thấy ở Philippines, đặc biệt  trong nhóm người có kinh tế giàu nhất Philippines.

Linh cảm cho tôi biết điều này mang tính biểu tượng hơn bất cứ điều gì khác, nhưng ai mà biết được chúng ta cũng cần những hành động mang tính biểu tượng như thế để Philippines được hùng mạnh hơn. Tôi tự hỏi, anh chị em nhà Chinoy, đang điều hành những trung tâm thương mại lớn nhất Philippines, liệu có được lòng yêu nước như ngài Đường và làm được những điều tương tự như ông hay không?

Tôi hiểu điều này giống như chàng hiệp sĩ xứ Mantra chống lại cối xay gió. Làm sao chúng ta có thể thực sự đấu lại được Trung Quốc? Điện thoại di động của chúng ta có thương hiệu Mỹ nhưng được sản xuất ở Trung Quốc. Có lẽ làm được điều đó trong ngành điện tử là quá khó.  Hãy thử xét ngành may mặc.

Một thủa từ rất xưa chúng ta có ngành công nghiệp may mặc phát triển mạnh, sản xuất vải và đồ may sẵn nhưng rồi không duy trì được mặc cho những chính sách bảo hộ mạnh. Tôi từng trao đổi với Peter Tanchi1 và Johnny Litton2 rằng chuyện gì đang xảy ra. Câu chuyện của họ đủ khiến bất kì ai cũng phải nghĩ rằng hồi sinh ngành công nghiệp này là bất khả thi.

Nhưng bài thuyết trình của Bernadetter Siy thuộc Liên minh các nhà xuất khẩu hàng may mặc tôi từng nghe đã thực sự mang lại một tia hi vọng. Quả thật chúng ta đã mất thị trường hàng hóa ngành may mặc nhưng chúng ta vẫn còn thị phần của các thương hiệu cao cấp.

Ấn tượng mà bà Siy mang lại cho tôi là giá nhân công của chúng ta khó cạnh tranh được lại Trung Quốc và Bangladesh nhưng chúng ta có tay nghề sản xuất cao hơn và sự nhạy bén trong thiết kế. Các thương hiệu cao cấp thì có khả năng chi trả chi phí nhân công cao. Nhưng Sity cũng nghĩ rằng để cạnh tranh trên thị trường may mặc quốc tế thì bấy nhiêu là chưa đủ.

Tôi được nghe bài thuyết trình này ba năm trước trong một cuộc họp của Quĩ Tự do Kinh tế (Foundation of Economic Freedom). Cũng tại diễn đàn này, tôi được nghe Tiến sĩ Gerry Sicat (cũng là người phụ trách chuyên mục của tờ báo này) đề xuất những khu vực kinh tế đặc biệt nơi mà những đạo luật về lao động nghiêm ngặt có thể được được nới lỏng nhằm tạo thêm công ăn việc làm tại các tỉnh đang bị nghèo đói tác động mạnh. Tạo việc làm nên được đặt lên ưu tiên hàng đầu trong cả khu vực tư nhân và nhà nước.

Tôi thích ý tưởng này. Tình trạng đói nghèo và thất nghiệp ở một số tỉnh của Philippines có thể được giải quyết bằng một ý tưởng như thế. Tôi cho rằng nó đáng được thử nghiệm ở một tỉnh hải đảo như Masbate hay Guimaras chẳng hạn. Hãy cùng chờ xem nó có hiệu quả theo thời gian hay không.

Một lượng lớn người đang thất nghiệp ở các tỉnh này và có xu hướng sẽ mãi thất nghiệp. Chúng ta chẳng mất gì nếu thử nghiệm cả. Viễn cảnh có thu thập và giỏi một kĩ năng nghề nghiệp chính là một lợi thế.

Tiếp đó hãy làm cho các ông trùm sở hữu các trung tâm thương mại cũng tham gia vào. Tập đoàn SM chẳng hạn, bởi họ không chỉ là tập đoàn lớn nhất mà còn có liên kết với các thương hiệu thời trang như Uniqlo và Forever 21. Vì gia đình Siy biết làm thế nào để kinh doanh thành công từ một khởi đầu khiêm tốn nên họ có vị thế tốt nhất để giúp các doanh nghiệp hiện nay.

Tôi biết có vài thông tin về việc Uniqlo sản xuất ở Philippines nhưng chưa có thông cáo báo chí chính thức nào cả. Có lẽ môi trường kinh doanh của Philippines khiến việc sản xuất ở đây có nhiều phức tạp. Uniqlo đã có sẵn một chuỗi cung ứng mạnh và họ chỉ nghĩ tới Philippines như một thị trường để kiếm lời một cách không trung thực.

Chính vì thế sự hiểu biết và có lẽ là cả lòng yêu nước của SM Group vừa khít vào bức tranh này. Tôi biết nếu Tessie Coson3 quyết tâm làm gì, bà ấy sẽ làm được. Coson có thể làm việc với Bern Siy, một phụ nữ cũng có ý chí kiên cường khác và tôi chắc chắn là hai người họ sẽ làm được điều tốt đẹp cho đất nước.

Quả thực, Tessie đã sử dụng sức mạnh của thương hiệu SM để làm nổi bật các sản phẩm nội địa trong chuỗi cửa hàng Kultura rộng khắp. Nhưng Tessie cần vượt ra khỏi chuỗi cửa hàng này và sử dụng sức ảnh hưởng của SM để khuyến khích việc làm sản xuất trong nước.

Có lẽ hãy trao các thỏa thuận tài chính tốt cho các nhà sản xuất may mặc nhỏ địa phương hoặc giúp các nhà sản xuất địa phương này phát triển về thiết kế và chất lượng để người tiêu dùng địa phương ủng hộ sản phẩm của họ.

Tiếp đến là các thương hiệu địa phương như Bench. Bench đang làm một chiến dịch thị trường nhằm thúc đẩy người tiêu dùng mua hàng sản xuất tại địa phương. Nếu một nhà sản xuất may mặc có thể làm được vậy thì đó chính là Ben Chan, người em nhỏ nhất của Carlos Chan5 - ông trùm thương hiệu snack Oishi.

Tôi nhớ tôi từng viết một chuyên mục chê trách Bench vì lựa chọn sản xuất ở Ấn Độ. Tôi từng mua một chiếc áo rất đẹp của Bench nhưng rồi ngạc nhiên khi phát hiện ra nó được sản xuất ở Ấn Độ.

Ngành công nghiệp may mặc là trường hợp kiểm nghiệm tốt nhất bởi nó có thể tạo ngay ra việc làm. Trung Quốc cũng đã khởi đầu những chuyển mình lớn lao về kinh tế bằng may mặc. Tôi vừa mua một chiếc áo guayabera kiểu Mexico sản xuất ở Trung Quốc từ siêu thị Walmart.

Một điều nữa về ngành may mặc là chúng ta có những nhà thiết kế rất tài năng. Đó là một nhân tố giá trị gia tăng cần có của một ngành công nghiệp may mặc thành công. Nó có thể khiến Stella Marquez Araneta4 bất ngờ nhưng quả thật chúng ta có những nhà thiết kế thời trang tầm cỡ thế giới. Có ít nhất hai hoặc ba nhà thiết kế đang tạo ra những làn sóng thời trang ở Hollywood.

Có lẽ nhân vật có vị thế ở Việt Nam trên đang quá quyết liệt khi trao không gian kinh doanh miễn phí cho bất kì ai cam kết chỉ bán hàng Việt Nam. Nhưng ý niệm về việc tự giúp bản thân nước ta, giúp các các ngành công nghiệp nước ta tự đứng vững là có thể làm được.

Tôi biết chúng ta không thể cấm hoàn toàn hàng hóa Trung Quốc, hệ thống thương mại toàn cầu ngày nay là thế. Nhưng hãy thêm một chút lòng yêu nước vào tư tưởng của các nhà tư bản và có lẽ chúng ta sẽ gặt hái được kết quả tốt.

Chủ nghĩa bảo hộ ngày nay không còn hiệu quả nữa. Các quan chức nhà nước buộc phải đổi mới và dũng cảm thay đổi các qui định cũ về lao động  để đạt được kết quả tốt hơn.

Boo Chanco’s e-mail address isbchanco@gmail.com

Link: here

Tin tức mới